1. Tiềm năng phát triển điện mặt trời theo từng khu vực tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về phát triển điện mặt trời, đặc biệt ở miền Bắc có khoảng 1.600-2.000 giờ nắng còn ở miền Trung và miền Nam thì khoảng 2.200-2.500 giờ. Với số giờ nắng nhiều như vậy trong năm thì năng lượng mặt trời cũng dần trở thành nguồn năng lượng được ưa chuộng sử dụng nhiều hơn. Theo số liệu khảo sát, đánh giá, bức xạ mặt trời trung bình nhận được ở mỗi địa phương, vùng miền cũng khác nhau ở mỗi tháng. Tổng xạ bức xạ mặt trời cao hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, điều này đồng nghĩa với hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ cho hiệu suất rất cao vào các tháng này. Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời hiện nay là giải pháp tối ưu nhất bởi đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao. Việc sử dụng nguồn năng lượng sạch từ mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch đã trở nên lỗi thời và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đồng thời, năng lượng mặt trời đang nhận được sự ủng hộ từ chính phủ Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Trung và miền Nam được khuyến khích phát triển nguồn năng lượng sạch này, để góp phần tiết kiệm chi phí tiền điện, giảm áp lực ngành điện, đóng góp vào mục tiêu quốc gia hướng đến giảm phát thải nhà kính, bảo vệ môi trường.
Vùng |
Số giờ nắng trong năm | Cường độ
BXMT (kWh/m2/ngày) |
Ứng dụng |
Đông Bắc |
1.600 – 1.750 |
3,3 – 4,1 |
Trung bình |
Tây Bắc |
1.750 – 1.800 |
4,1 – 4,9 |
Trung bình |
Bắc Trung Bộ |
1.700 – 2.000 | 4,6 – 5,2 |
Tốt |
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ |
2.000 – 2.600 | 4,9 – 5,7 |
Rất tốt |
Nam Bộ |
2.200 – 2.500 | 4,3 – 4,9 |
Rất tốt |
Trung bình cả nước | 1.700 – 2.500 | 4,6 |
Tốt |
Hình 1: Bức xạ mặt trời theo từng khu vực tại Việt Nam.
2. Phát triển điện mặt trời đảm bảo kỹ thuật sẽ mang lại an toàn cho người sử dụng
Dựa vào bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam, các hộ gia đình, doanh nghiệp có thể thấy rõ tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời ở trong từng khu vực cụ thể, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lý nhất.
Đo lường khoảng thời gian có nắng trong ngày tại khu vực lắp đặt, kèm theo việc khảo sát số giờ nắng trong khu vực thông qua bản đồ bức xạ mặt trời Việt Nam, từ đó, đưa ra hướng dẫn định kích cỡ lắp đặt điện mặt trời cho gia đình tối ưu nhất.
Hình 2: Công thức tính Hệ thống pin mặt trời.
2.1. Định hướng lắp dàn pin năng lượng mặt trời
- Để có thể lắp đặt chuẩn xác một hệ thống điện năng lượng mặt trời phù hợp với nhu cầu gia đình bạn bạn, FOCUS SOLAR sẽ khảo sát thực tế vị trí địa lý ngôi nhà của bạn. Xem xét liệu mái nhà của bạn có thực sự là lựa chọn khả thi để nhận tối đa ánh sáng mặt trời hay không?
- Về nguyên tắc để nhận được tối đa lượng bức xạ mặt trời, các tấm pin cần hướng về phía Xích Đạo. Việt Nam nằm ở bắc bán cầu, vì thế các tấm pin thường được hướng về phía nam nghiêng 10 độ.
- VD: Nếu lắp nguồn ĐMT ở khu vực Đà Nẵng thì góc nghiêng nên là từ 15 – 17 độ); Do vĩ độ của địa phương này nằm trong khoảng 15-17 độ; nếu lắp ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thì góc nghiêng là khoảng 10 độ, do Vĩ độ của địa phưng này là 10 độ.
2.2. Các lưu ý lắp đặt điện năng lượng mặt trời
Định hướng dàn PMT
- Hướng dàn pin mặt trời (PMT) bị lắp theo mái có hướng đông, hướng Tây, thậm chí có một số dàn PMT còn được lắp trên mái nhà có hướng Bắc. Nếu dàn PMT hướng về hướng Đông hay Tây thì các tia trực xạ của mặt trời chỉ đến được giàn pin trong nữa ngày.
- Còn nếu PMT hướng Bắc thì gần như có rất ít tia trực xạ của mặt trời đến được giàn pin. Kết quả là hàng ngày nguồn ĐMTAM chỉ phát điện với công suất nhỏ hơn nhiều so với công suất thiết kế.
Nhiệt độ dàn PMT
- Ngoài ra dàn PMT phải lắp đặt ở nơi có nắng cả ngày, ít nhất cũng trong khoảng thời gian từ 9.00 đến 16.00 hàng ngày. Giữ mặt dưới của dàn PMT và mái nhà nên có khoảng “khe gió” có độ rộng từ 15cm đến 20cm để gió có thể lùa qua, làm mát dàn PMT
- Không nên lắp dàn PMT áp sát mái tôn hoặc mái ngói vì lắp như vậy, nhiệt độ các tấm PMT sẽ tăng cao và do đó làm giảm hiệu suất phát điện của các tấm pin.
Hiện tượng che khuất:
- Che khuất là hiện tượng ngẫu nhiên và phức tạp có thể xảy ra do bụi bẩn, bóng cây, các tòa nhà lân cận hay bóng mây…nên đã có nhiều nghiên cứu về nó trong thười gian qua vì ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống pin quang điện
- Việc đánh giá ảnh hưởng cảu hiện tượng che khuất đến 1 module PV sẽ tránh được các sự cố đáng tiếc xảy ra cho hệ thống PMT và hỏa hoạn cho các ngôi nhà.